Hưng Yên: Thành công từ liên kết “4 nhà” trong sản xuất lúa hàng hóa

Từ mô hình sản xuất lúa giống Cùng với nhiều địa phương khác trong tỉnh triển khai đề án sản xuất giống lúa của tỉnh giai đoạn 2001 – 2005, rồi đến giai đoạn 2006 – 2010, thêm vào đó là đề án sản xuất giống lúa của huyện Tiên Lữ giai đoạn 2008 – 2010, đến nay trình độ thâm canh lúa giống của nông dân xã Hưng Đạo (Tiên Lữ) đạt được yêu cầu đề ra.

Từ lúc mới bắt tay vào sản xuất giống lúa cung cấp tại chỗ còn nhiều bỡ ngỡ, băn khoăn, chẳng bao lâu sau nông dân trong xã đã chuyển sang sản xuất lúa giống hàng hóa. Bà Nguyễn Thị Huệ, chủ nhiệm hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã Hưng Đạo cho biết: “Từ năm 2006, hợp tác xã chính thức hướng xã viên, nông dân vào sản xuất giống lúa hàng húa. Ban quản trị hợp tác xã trăn trở, lựa chọn trong số các doanh nghiệp có khả năng tiêu thụ thóc giống tốt để ký hợp đồng sản xuất lúa giống cho xã viên, nông dân. Vì thế, sản xuất giống lúa hàng hóa của xã hiện nay khá bền vững”. Xã Hưng Đạo trở thành “địa chỉ đỏ” của Tổng công ty cổ phần giống cây trồng Thái Bình trong việc sản xuất giống lúa liên tục từ năm 2008 đến nay. Bà Nguyễn Thị Loan, thôn Tam Nông bộc bạch: “Thâm canh lúa giống có lợi hơn nhiều so với lúa thường như chi phí giống, sâu bệnh giảm mà năng suất cao hơn ít nhất 20 – 30 kg/sào, giá bán lại cao hơn 25% so với thóc thường cùng giống trên thị trường bán tại cùng thời điểm. Chúng tôi rất phấn khởi và yên tâm với mối liên kết sản xuất giống lúa hiện nay ”.

Thăm quan mô hình sản xuất lúa theo mối liên kết "4 nhà" ở xã Vĩnh Xá (Kim Động)

Để trở thành đơn vị cung ứng thóc giống uy tín trên thị trường, Tổng công ty cổ phần giống cây trồng càng “khó tính” hơn trong việc lựa chọn đối tác sản xuất giống lúa. Song như ông Nguyễn Văn Kiêm, Phòng sản xuất của Tổng công ty cổ phần giống cây trồng Thái Bình thì: “Trình độ thâm canh lúa giống cũng như những kinh nghiệm và bản tính chịu khú của nông dân xã Hưng Đạo rất đáng quý. Do vậy, dù yêu cầu nông dân áp dụng quy trình sản xuất giống lúa nghiêm ngặt  nhưng việc triển khai hợp đồng sản xuất giống lúa của Tổng công ty với nông dân thông qua hợp tác xó dịch vụ nông nghiệp Hưng Đạo thuận lợi, chất lượng lúa giống mấy năm nay đều tốt, đạt yêu cầu cao của Tổng công ty”.

Đến mô hỡnh sản xuất lỳa thương phẩm

Để đáp ứng nhu cầu thóc, gạo phục vụ hợp đồng xuất khẩu gạo sang Nhật Bản, vụ đông xuân vừa qua Công ty đầu tư phát triển công nghệ An Đình (Khu công nghiệp Ngọc Lâm, Mỹ Hào) đặt bước chân liên kết sản xuất lúa thương phẩm đầu tiên với nông dân tỉnh Hưng Yên. Mối liên kết “4 nhà” được thể hiện rừ rệt qua hình thức Công ty đưa giống về, rồi cùng Sở Nông nghiệp và PTNT, trực tiếp là Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện phối hợp hướng dẫn nông dân kỹ thuật thâm canh lúa. Khi lúa được thu hoạch, Công ty thu mua hạt thóc tươi tại ruộng đem về chế biến, nông dân không phải phơi, bảo quản thóc.

Tiếp nhận một mô hình làm ăn mới, một thị trường mới, vụ đông xuân vừa qua Sở Nông nghiệp và PTNT cùng hai huyện Kim Động, Ân Thi từng bước đưa mô hình vào thí điểm tại xã Vĩnh Xá (Kim Động) và xã Quảng Lãng (Ân Thi) với diện tích ban đầu là 4 ha/xã.  Một giống lúa mới, kỹ thuật thâm canh mới, có nguồn gốc từ Nhật Bản đưa vào sản xuất khiến không ít hộ tham gia mô hình lúa đầu còn băn khoăn, do dự về hiệu quả kinh tế, về hình thức tiêu thụ. Hơn nữa, đây lại là giống lúa dài ngày mà cơ cấu giống lúa dài ngày đang được tỉnh, huyện, xã chỉ đạo thu hẹp dần diện tích. Song, khi vào gieo cấy thấy được những ưu thế hơn hẳn so với lúa thường Q5, Khang dân 18 như sức chịu rét, chống chịu sâu, bệnh tốt hơn, nhất là khả năng chống chịu rầy tốt hơn thì nhiều hộ mới thay đổi nhận thức, tích cực chăm sóc lúa. Anh Vũ Văn Phóng, phó chủ nhiệm hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xó Vĩnh Xá kể: “Năng suất lúa Jio1 bình quân của xã đạt 350 kg thóc tươi/sào, hộ làm tốt đạt gần 400 kg thóc tươi/sào. Bán thóc tươi nhưng nông dân được trả tương đương theo giá thóc khô Khang dân 18 bán trên thị trường tại cùng thời điểm. So với cấy lúa thường như Khang dân 18, Q5, mỗi sào ruộng cấy lúa Nhật Bản với Công ty An Đình, nông dân thu lãi cao hơn 300 – 500 nghìn đồng, trong khi đó ngày công lao động nhàn hạ hơn”. Tại xã Quảng Lãng (Ân Thi), vụ xuân đưa vào giống lúa DS1 cũng cho năng suất bình quân trên 300 kg thúc tươi/sào.

Từ thành công của vụ lúa đông xuân, sang vụ mùa Công ty đầu tư phát triển công nghệ An Đình phối hợp với nông dân xã Vĩnh Xá đưa vào sản xuất hơn 7ha lúa Japonica của Nhật Bản. Đây là giống lúa ngắn ngày, có thời gian sinh trưởng và phát triển 85 – 90 ngày nên đó khụng chỉ phát huy hiệu quả kinh tế cấy lúa, thu lãi hơn các giống lúa thường khác trên 300 nghỡn đồng/sào mà còn giúp nông dân hoàn toàn chủ động chân đất cho trồng cây vụ đông sớm. Chỉ ruộng bí ngô, bí xanh rộng gần 4 sào, ngọn bí đó bò gần kín mặt luống, ông Võ Nguyên Lượng, thôn Đào Xá phấn khởi cho biết: “Từ 29.9 ruộng lúa Nhật Bản của chúng tôi đó được thu hoạch nên bây giờ (ngày 2.11) hoa cái bí ngô đang chuẩn bị nở. Cũng là cấy lúa mà vừa được lãi cao hơn, vừa chủ động được cây vụ đông sớm thì không còn gỡ bằng”. Trong khi đó, trên nhiều cánh đồng khác của xã Vĩnh Xá từ giữa thỏng 10 trở ra mới có thể trồng cài được bí ngô, bí xanh do điều kiện chưa cho phép.

Ông Nguyễn Thanh Nhị, Giám đốc Công ty đầu tư phát triển công nghệ An Đình cho biết: “Hiện nay, nhu cầu lía hạt tròn, gạo dẻo phục vụ hợp đồng xuất khẩu gạo sang Nhật Bản của công ty cần trên 5000  tấn mỗi vụ. Hợp tác với nông dân xã Vĩnh Xá, Quảng Lãng và một số địa phương tỉnh khác sản xuất lúa hàng hóa, tổng sản lượng thóc thu được năm nay vài trăm tấn, chưa thấm tháp gỡ so với nhu cầu của Công ty. Chúng tôi tin rằng, qua năm đầu liên kết với nông dân trong tỉnh, từ các mô hình thí điểm đó diện tích lúa dẻo Nhật Bản có cơ hội mở rộng lên ở nhiều địa phương trong tỉnh, vừa đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người sản xuất lúa”.

Trước đề nghị của Công ty đầu tư phát triển công nghệ An Đình về mở rộng diện tích, tăng sản lượng thóc dẻo Nhật Bản, vụ mùa vừa qua huyện Kim Động đó tổ chức cho xã Nhân La, Chính Nghĩa tham quan mô hình sản xuất thóc dẻo Nhật Bản tại xã Vĩnh Xá để định hướng các xã xây dựng mô hình thí điểm trong vụ đông xuân tới. Trong vụ đông xuân 2012, huyện Kim Động có kế hoạch phối hợp với Công ty đầu tư phát triển công nghệ An Đình xây dựng mô hình rộng khoảng 10 – 20 ha để trình diễn. Song theo ông Đào Văn Liền, xã Vĩnh Xá thì để giúp nông dân giảm chi phí, giải phóng sức lao động, đề nghị nhà nước có cơ chế hỗ trợ nông dân đưa máy gặt đập liên hoàn của Nhật Bản vào thu hoạch lúa.

Những năm qua việc tiêu thụ nông sản ở tỉnh Hưng Yên chủ yếu do nông dân tự tiêu thụ trên thị trường tự do mà rất ít sản lượng nông sản có được “bà đỡ” là “nhà doanh nghiệp”. Mô hình liên kết “4 nhà” trong sản xuất lúa giống, lúa thương phẩm như đề cập ở trên cần được nghiên cứu để nhân rộng, vừa để bảo đảm hiệu quả sản xuất cho nông dân, vừa đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, để mối liên kết “4 nhà” được bền vững, đòi hỏi “mỗi nhà” cần thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình, nâng cao chất lượng nông sản, giữ uy tín với bạn hàng.

Theo baohungyen.vn

LIÊN KẾT WEBSITE

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử






Gửi đánh giá Xem kết quả
110 người đang online